Viện Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học nhiệt đới

Về chúng tôi

Viện Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học nhiệt đới  là tổ chức khoa học và công nghệ phi chính phủ, hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ và các văn bản liên quan, chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Mục tiêu hoạt động của Viện là góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riềng vùng nhiệt đới Châu Á nói chung.

TƯ CÁCH PHÁP NHÂN

Tên: VIỆN LÂM NGHIỆP VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC NHIỆT ĐỚI

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Institute for Tropical Biodiversity and Forestry.

Tên viết tắt: IBF

Trụ sở chính:

         Địa chỉ: 38c, tổ 5, Tân Xuân, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội.

          Điện thoại: (084) 0912 114 373                        Email: thinhvt@vfu.edu.vn

Người đại diện của Viện:

GS.TS. Vũ Tiến Hinh             Chức danh: Viện trưởng

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

Viện là tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Viện hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự quản về mọi mặt. Trong hoạt động của mình, Viện tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG

Việt Nam và khu vực nhiệt đới thuộc châu Á.

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

a) Về bảo tồn thiên nhiên và sinh thái học: Điều tra, kiểm kê, quan trắc, giám sát đa dạng sinh học; Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên đa dạng sinh học; Điều tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và thiết kế các khu bảo tồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; các khu dự trữ sinh quyển .v.v..; Xác định danh mục các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo tồn; Nhân nuôi và cứu hộ động vật hoang dã; Du lịch sinh thái.

a) Bảo tồn thiên nhiên và sinh thái học: Điều tra, kiểm kê, quan trắc, giám sát đa dạng sinh học; Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên đa dạng sinh học; Điều tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và thiết kế các khu bảo tồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; các khu dự trữ sinh quyển .v.v..; Nhân nuôi và cứu hộ động vật hoang dã; Du lịch sinh thái.

b) Chứng chỉ rừng: Hỗ trợ các công ty lâm nghiệp và nhóm các chủ rừng nhỏ đạt được chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đánh giá hồ sơ chứng chỉ rừng.

c) Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Quy trình và kỹ thuật gây trồng các loài cây trồng trên đất lâm nghiệp và cây lâm sản ngoài gỗ; Phòng chống sâu bệnh hại rừng; Phòng chống cháy rừng; Sinh thái rừng, thiết kế trồng rừng và khai thác; Lâm nghiệp cộng đồng; REDD+; Xây dựng phương án quản lý rừng; Xây dựng quy hoạch lâm ngiệp; Khuyến lâm; Điều tra khảo sát, thống kê đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng; Ứng dụng GIS và viễn thám và xây dựng bản đồ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng.

d) Dịch vụ môi trường rừng: Xây dựng phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng, xác định ranh giới các lưu vực trong khu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng, .v.v.v.

e) Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và bảo tồn và đa dạng sinh học; Điều tra đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường;

f) Ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mới trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trong quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học; Nghiên cứu xây dựng các phần mềm và cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học;

g) Biên soạn và biên dịch tài liệu đào tạo, tập huấn và tổ chức các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức hội thảo trong lĩnh vực tài nguyên rừng và bảo tồn thiên nhiên, môi trường;